Hai bên xác định Luật và chuẩn mực để thực hiện Hợp đồng:
- Bên B sẽ thực hiện kiểm toán phù hợp với các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Theo đó, Bên B sẽ lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán nhằm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng các Báo cáo tài chính của TSVH không còn sai sót trọng yếu do nhầm lẫn hoặc gian lận mà chưa được phát hiện. Tuy nhiên, do bản chất của gian lận, một cuộc kiểm toán được lập kế hoạch và thực hiện một cách hợp lý vẫn có thể sẽ không phát hiện được các sai sót trọng yếu. Vì vậy, cuộc kiểm toán được thiết lập để đạt được sự đảm bảo hợp lý, nhưng không tuyệt đối rằng các báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu. Cuộc kiểm toán không nhằm phát hiện các sai sót và gian lận không mang tính trọng yếu đối với Báo cáo tài chính của TSVH.
- Cuộc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các bằng chứng liên quan đến các số liệu được trình bày trên Báo cáo tài chính, đánh giá các nguyên tắc kế toán được áp dụng và những ước tính kế toán trọng yếu của Ban Tổng Giám đốc cũng như đánh giá tổng quát tính đúng đắn của việc trình bày các thông tin trên Báo cáo tài chính.
- Cuộc kiểm toán bao gồm việc tìm hiểu về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán cũng như xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện. Tuy nhiên, cuộc kiểm toán không nhằm cung cấp sự đảm bảo cũng như báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Mục tiêu của cuộc kiểm toán là đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính được trình bày theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán doanh nghiệp, trên các khía cạnh trọng yếu. Việc đưa ra ý kiến kiểm toán, cũng như việc trình bày ý kiến bằng văn bản của Bên B sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế tại ngày Bên B lập Báo cáo kiểm toán. Nếu vì bất kỳ lý do nào mà Bên B không thể hoàn thành cuộc kiểm toán hoặc không thể đưa ra ý kiến kiểm toán thì Bên B sẽ trao đổi với đại điện của Bên A